Tự sửa tính

Nếu như bài viết Luật Nhân Quả là gì? của Kim An chỉ giới hạn ở trong việc con người hành nghề thì dưới đây nêu Nhân Quả ở mỗi hành động, lời nói, suy nghĩ của con người. Biết luật Nhân Quả để gắng tu tâm sửa tính, chính là một cách cải tạo vận mệnh hiệu quả song song với các phương pháp Cải tạo Vận Mệnh của fengshuikiman.

Tự sửa tính ăn nói chẳng lành
Tự sửa tính ăn nói chẳng lành

Tự sửa tính

Phần dưới đây được trích trong bài Giải giáo hồng trần của sách Diễn cầm tam thế diễn nghĩa 1952 của tác giả Dương Công Hầu.

Căn nào quả nấy

Bộ khẩu

Tại cái mạng ăn nói chẳng lành

Căn nào – Quả đấy

Khinh Thiên, Thị Địa: Bá họa gián ương

Khinh Thánh, Thị Thần: Cầu nguyện vô linh

Mắng gió chửi mưa: Ngày cuồng đền tội

Thờ Phật lấy danh: Phi tai lai vãng

Bội nghịch mẹ cha: Hậu kiếp mồ côi

Khí thị thân tộc: Bà con xa cách

Hỗn ẩu anh em: Cô độc một mình

Chê người rách lạnh: Chuyển kiếp cơ hàn

Kiêu cách khinh người: Chịu kiếp vô duyên

Sinh con không dạy: Hoạn họa trùng lai

Biết mà không nói: Bị điều lầm lạc

Dùng linh cảm hoặc: Mắc mưu liên lụy

Giả oai hiếp người: Con cháu khiếp nhược

Chỉ đường lạc nẻo: Nhãn mục vô quang

Lời nói chẳng lành: Nhà họa liên sinh

Gạt gái bỏ gái: Vợ bỏ thình lình

Lường trai bỏ trai: Chồng bỏ bất ngờ

Đặng trời chê thất thế: Suy sụt nan cầu

Được sang chê hèn: Đáo đầu bần bạc

Được mạnh chê yếu: Chịu đời suy nhược

Được khôn chê khờ: Lản tâm mất trí

Xúi con hiếp người: Chịu đời thất thế

Xúi kiện thưa người: Con cháu bất hòa

Xúi vợ chồng tan rã: Gia đạo linh đinh

Chê người cực khổ: Chuyển phú hóa bần

Thị chúng hiếp cô: Họa sinh nạn giải

Cố ý ăn lường: Chịu điều thua lận

Theo lẽo chuyện người: Tổ tiên phiền giận

Miệng hay nói láo: Khó lập thân danh

Đặt chuyện thìn lình: Ngọng điệu liếu lo

Gạt người lấy của: Chuyển kiếp thua lường

Hủy hoại vợ chồng: Kiếp sau lẻ bạn

Truyền ngôn bất chính: Trả quả loạn tâm

Phân vân ngạo biển: Bằng hữu khinh thường

Thề mà không nhớ: Can ương đền tội

Chê thì người phương: Con cháu can ương

Khinh hủy nhân tình: Vô gian bạc phận

Chê thị quê hương: Đổi đời nhiều xứ

Nhờ người gạt người: Chịu đời thất thế

Hồ đồ hỗn ẩu: Ngọng liệu điên cuồng

Ăn không độ món: Biến sinh bệnh hoạn

Nói không độ lời: Tai họa thường sinh

Bộ Tâm

Tại sinh tâm đều chẳng lành

Căn nào – Quả nấy

Bỏ mồ li loạn: Ba đời lưu lạc

Hủy hoại lúa gạo: Thiếu ăn thiếu mặc

Em côi anh bỏ: Giản cảnh thất thời

Thọ ân báo oán: Con cháu thất thời

Tính hay ghét người: Con cháu vô duyên

Hủy hoại của tiền: Giản cảnh bần hàn

Đốt nhà phá mã: Hoang đàng lưu xứ

Sát sinh cầu phước: Tai họa trùng lai

Sát sinh cầu lợi: Lão lai thọ khốn

Nuôi thú bán con: Con cháu phân li

Giết mẹ bắt con: Chuyển kiếp mồ côi

Thiến con lượm trứng: Tuyệt tử vô tôn

Mưu mô phản bạn: Bằng hữu bất trung

Bội ơn bạc nghĩa: Sinh con ngỗ nghịch

Giết người đoạt của: Làm heo chín kiếp

Giữ của lòng gian: Làm chó một đời

Hại dân khuấy chúng: Câm đui cùi liệt

Làm quan bất chính: Con cháu cơ hàn

Làm dân bất lương: Ngục hình đày đọa

Quen người đoạt vợ: Oan gia nghiệp chướng

Tiền dâm hậu thú: Sinh con bất hiếu

Dùng lửa hại người: Loan tâm lản trí

Chứa kẻ gián tham: Ngộc hình quê ngục

Phá cầu đào lộ: Oan gia nghiệp chướng

Rào đường lấp ngõ: Lo việc không thành

Bỏ người hoạn nạn: Cầu phúc vô linh

Lợi mình hại người: Tài tan khó giữ

Tự sửa tính ăn nói chẳng lành
Tự sửa tính ăn nói chẳng lành

Gian công lường của: Chịu đời lầm lạc

Giả nghệ đạt tài: Tai ương quả báo

Ơn bỏ oán nhớ: Phúc ít họa nhiều

Thuốc hay không cứu: Có bệnh oan gia

Thuốc độc hại người: Oan gia chết yểu

Lương y giả trị: Báo quả ba đời

Đo gian đông thiếu: Luân hồi thiếu hụt

Binh người đặng thuế: Chuyển kiếp thất thời

Mua lận bán lường: Tiền tài nản thủ

Dùng sức loài vật: Chuyển kiếp lao suyễn

Hành khối tôi tớ: Con cháu suy tồi

Lường công đoạt của: Con cháu bồi thường

Mưu sâu kế độc: Căm khùng đền tội

Tranh điền đoạt thổ: Con cháu phá ta

Thọ thai chồng bỏ: Con nghịch với cha

Thọ thai chồng hiếp: Sinh con bất hiếu

Thọ thai làm ác: Con chịu hàm oan

Cố dâm ép người: Thê loan hữu quyền

Gái không trung tiết: Chuyển kiếp ghen tương

Khoe tốt đạt tài: Mắc mưu mất của

Trước thân sau phản: Vô duyên bất tính

Đánh hiếp người hiền: Thường sinh tai biến

Tính tình kiêu thái: Tạo lập không thành

Tranh danh đoạt lợi: Người lìa của tan

Hại làng phá xóm: Phiêu lưu đất khách

Nghề hay không dạy: Con cháu bất tài

Dùng ta ma hại người: Đau can trái bệnh

Được giàu phụ khó: Giữ của không bền

Làm nghề lột da: Rách lạnh đơn phung

Làm nghề cắt họng: Tự sát hủy mình

Tu gian làm loạn: Tai dạ hoan khiên

Bộ Can

Tại gan mật muốn làm điều chẳng lành

Căn nào – Quả nấy

Ỷ mình sức mạnh: Có ngày chúng đánh

Gần người hung dữ: Lây học liên can

Vào rừng săn bắn: Tai họa thình lình

Tính giận quá độ: Hư gan sinh bệnh

Hành hung làm dữ: Tai họa không chừng

Giết người đỡ giận: Chung thân thọ khổ

Bộ Tỳ

Tại hồ khẩu ăn nói chẳng lành

Căn nào – Quả nấy

Phạm tội Đất Địa: Bệnh suy tì vị

Ăn vật phong độc: Tì vị sinh trùng

Ăn no quá độ: Tị vị hư trệ

Ăn nhằm vật kị: Tì suy bạc số

Bộ Phế

Tại hồ khẩu ăn nói chẳng lành

Căn nào – Quả nấy

Khinh thị kim ngân: Bị suy là phổi

La ré nạt nộ: Hao hơi yếu phổi

Ăn uống thật cay: Nám khô lá phổi

Dỗ ngực xưng hô: Phổi động sinh ung

Bộ Thận

Tại hồ khẩu, tại tâm sinh chẳng lành

Căn nào – Quả nấy

Tháo nước lấp giếng: Thận suy bế tắc

Nước có không cho: Thủy không kí tế

Dâm dục quá độ: Thận kém sinh lao

Ăn vật nóng nẩy: Thận suy khô kém

Bộ Nhĩ

Tại cái nghe nên cái tâm sinh chẳng lành

Căn nào – Quả nấy

Chẳng nghe lời lành: Con cháu hung ác

Không nghe thầy dạy: Con cháu ngỗ nghịch

Nghe lời chẳng lành: Con cháu ngu ngoan

Nghe rên không trợ: Cầu phước không lành

Tìm nghe mật sự: Cơ mưu thất bại

Bộ Nhãn

Tại mắt thấy, tâm sinh ý chẳng lành

Căn nào – Quả nấy

Thấy nên lòng ghét: Vận thanh phi tiêu

Thấy hư chê cười: Khó nổi lập thân

Thấy đánh không can: Lâm nạn cô thế

Thấy sắc cố dâm: Vợ con tâm lạng

Thấy của tham gian: Quán manh báo quả

Thọ ơn không đền: Làm ăn thất thế

Đừng quá ham, quá vui, quá giận, quá ghét, quá thương, quá tham, quá oán, quá thù, quá dục động, quá nghe lời.

Hàng ngày phải giữ tâm hòa hoãn, an thân, tự tại. Sớm sửa tính tình để tránh một trăm ba mươi mốt điều tội kể trên.

Nghiệm chứng Nhân – Quả

Riêng Kim An có nghe nói và chứng kiến nhiều câu chuyện căn nào quả nấy. Người hay chê bôi người khác thì sớm muộn lại vận vào chính mình hoặc con cháu của mình, đúng với câu tục ngữ “Cười người hôm trước, hôm sau người cười”. Người Ý cũng có một câu với hàm ý tương tự như vậy “Ride bene chi ride ultimo”.

Những câu chuyện Kim An kể sau đây là chuyện thật, được để ra với mục đích răn dạy cho chính mình và cho mọi người: Mình cư xử với mọi người như thế nào thì sẽ nhận được thế ấy.

Cảnh đời 1: Chuyện Việt

Trong số hàng xóm cũ của nhà Kim An có một đôi vợ chồng bán đồ quần áo lặt vặt. Họ có ba người con, hai trai, một gái đều đã lớn. Cô con gái đi lấy chồng. Một người con trai lấy vợ và có hai con. Còn người con trai kia độc thân.

Người vợ bán hàng mắt thường liếc ngang liếc dọc, thường xuyên có thái độ bán hàng chua ngoa, mua tranh bán cướp (với đúng nghĩa của nó). Nhiều lần Kim An chứng kiến khách hàng tới hàng của bà ta, hỏi nhưng không mua mở hàng, liền bị chửi và bà ta không ngần ngại “đốt vía” người khách đó. Thật bỉ ổi! Người con dâu của bà ta cũng có thái độ bán hàng y như vậy: mắt thường liếc trái liếc phải, mua tranh bán cướp, chửi bới khách hàng và “đốt vía” khách hàng. Hàng xóm xung quanh chẳng ai dại gì góp ý bởi có nói thì bị chửi như tát nước vào mặt!

Bẵng đi nhiều năm Kim An di cư nước ngoài, hỏi thăm gia đình đó thì được biết: Người vợ bị hết bệnh này tới tật khác, rồi nằm liệt, khổ sở nhiều năm mới chết được. Người con dâu bị cây đổ trúng người khi đi xe máy trên đường, từ đó nằm liệt tới gần hai chục năm nay, da thối lở loét nhiều chỗ, khổ sở, muốn rũ bỏ nợ trần mà chẳng xong. Người con trai lớn thấy tình cảnh vợ quá chán, bỏ đi lấy vợ khác và có con với người vợ đó. Người con trai bé không nghề nghiệp, nghiện hút, suốt ngày la cà quán cóc. Ông chồng thân tàn ma dại, hết chăm vợ đến khi vợ chết, lại chăm con dâu bị liệt.

Cần phải nêu chi tiết là trong thời bao cấp, gia đình này có kinh tế khá giả và nhìn đời bằng nửa con mắt, nhưng vào thời đổi mới, mở cửa, trong lúc tình hình kinh tế nói chung mọi người đều khá lên thì gia đình này ngày càng lụn bại, tiền kiếm được chỉ đủ ăn, gia sản không có gì. Người chồng thì trước là người đàn ông cao to, nhưng tính tình hung bạo, giờ thì thân tàn ma dại, tính nhũn như con chi chi.

Đây chính là một bài học của Luật nhân quả “trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”, đã gieo nhân xấu ác tất phải chịu quả khổ đau.

Luật nhân quả, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu
Luật nhân quả, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu

Cảnh đời 2: Chuyện Tây

Trong số người quen của Kim An, có một cặp vợ chồng Tây. Trong một lần người mẹ của người đàn ông tới nhà họ chơi, xảy ra xích mích nhỏ giữa mẹ chồng nàng dâu. Người chồng nghe lời vợ, từ đó cắt đứt liên lạc với mẹ, không nói chuyện trong nhiều năm. Người mẹ chỉ nói với anh ta một câu: “Con đối xử với mẹ thế nào, con sẽ nhận được thế ấy.”

Vợ chồng này có hai người con, một gái, một trai. Người con gái lấy chồng. Người đàn ông vẫn thường hãnh diện khoe con gái mình lấy chồng có chức vụ, nhà cửa, lương khá, thêm nữa lại có cháu trai, là cháu duy nhất, là cháu đích tôn, đằng nội chiều chuộng hết mức. Người con trai học xong cấp III thì kiếm việc ở nước khác và đi tới đó sinh sống.

Đùng một cái, người vợ bị phát hiện ung thư, nhưng ở giai đoạn I nên nghe chừng cũng dễ chữa khỏi, bắt đầu xạ trị rồi hóa trị.

Người con gái thì khi đứa con trai được năm tuổi, phát hiện ra sự thật cay đắng là phu quân của mình trước khi cưới mình đã có vợ và có con gái với người ta, anh ta cũng như gia đình nhà chồng (gồm bố mẹ chồng và em chồng) giấu biệt bí mật này. Cô đùng đùng sắp va-li bỏ đi, để người con lại cho chồng nuôi. Nhưng nhanh chóng sau đó cô ta lại vấp vào một anh chàng khác và có con với anh này.

Quay trở lại nhân vật chính là người chồng, người bố của gia đình này. Trong thời gian vợ hóa trị, ngoài việc đi làm ra, anh ta phải chăm lo vợ, lo hết thảy việc gia đình, từ đi chợ tới nấu ăn. Người con trai ở xa, một năm đôi ba lần về thăm mẹ nhưng chẳng giúp được gì. Người con gái tuy ở gần, bận bịu với hai đứa con của chồng trước, chồng sau, đã chẳng giúp mẹ, lại còn nhờ người mẹ bị ung thư đưa đón con mình đi học. 

Người đàn ông này vẫn hay than “chỉ mong được phút bình an mà không có”. Năm năm trời đưa đón vợ đi hóa trị nhưng cũng không cứu được bà vợ. Cuối cùng, người đàn ông này như sụp đổ, nhìn quanh thấy mình trơ trọi giữa đời, chẳng vợ, chẳng con cái, chẳng bố mẹ. Ấy vậy mà anh ta còn hận mẹ mình đã nói câu: “Con đối xử với mẹ thế nào, con sẽ nhận được thế ấy.”

Kết luận

Con người ta khi quả xấu đến, nếu không oán trời trách đất thì lại đổ tại gia đình, người thân, xã hội mà không nghĩ là mình tạo Nhân nào thì gặt Quả ấy, mà không tự rút ra một bài học ăn năn hối cải, tự sửa tính của mình. 

Qua hai câu chuyện trên, Kim An muốn nhắn nhủ tới bạn: Hãy sống tốt, cư xử tốt với bố mẹ, với mọi người, vì con cháu mình và chính bản thân mình, thì mình và con cháu mình sẽ nhận được điều tốt. Thời nay, Kim An nghiệm chứng nhiều trường hợp, không còn “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước” nữa, mà “mình ăn mặn, mình khát đầu tiên”./.