Một trong những yếu tố then chốt để luận giải cát hung Vận Mệnh con người trong bộ môn Tứ trụ Bát tự đó chính là Thập Thần. Thập Thần là gì, có liên quan gì tới thần thánh không hay chỉ là cách đặt tên đơn thuần?
Contents
- Thập Thần trong Tứ trụ là gì?
- Cách xác định Thập Thần
- Bảng tra sẵn Thập Thần theo Thiên Can Nhật chủ
- Ý nghĩa của từng Thập Thần trong Tứ trụ
- Nhóm 1: Tỉ Kiên và Kiếp Tài – Tính cách, bản thân, bạn bè
- Nhóm 2: Thực Thần và Thương Quan – Sáng tạo, tư duy, biểu đạt
- Nhóm 3: Chính Tài và Thiên Tài (cả hai đều được gọi là Tài tinh) – Tiền bạc, tài chính
- Nhóm 4: Chính Quan và Thiên Quan – Sự nghiệp, kỉ luật
- Nhóm 5: Chính Ấn và Thiên Ấn – Trí tuệ, học vấn, bảo trợ
- Ứng dụng của Thập Thần trong luận mệnh
Thập Thần trong Tứ trụ là gì?
Trong Tứ trụ (hay còn gọi là Bát tự), Thập Thần là một khái niệm quan trọng dùng để phân tích và luận đoán vận mệnh của một người. Thập Thần có nghĩa là mười thần, nhưng không liên quan gì đến thần linh ở đây. Thập Thần chỉ đơn giản là cách gọi cho Âm Dương (2) của Ngũ hành (5) mà thành Thập Thần (5 x 2 = 10).
Thập Thần được xác định dựa trên mối quan hệ ngũ hành giữa Thiên can Nhật chủ (Thiên can của trụ ngày) và các Thiên can khác trong Tứ trụ. Có 10 Thiên Can: Giáp (Mộc Dương), Ất (Mộc Âm), Bính (Hỏa Dương), Đinh (Hỏa Âm), Mậu (Thổ Dương), Kỉ (Thổ Âm), Canh (Kim Dương), Tân (Kim Âm), Nhâm (Thủy Dương), Quý (Thủy Âm).
Thiên Can Nhật chủ hay còn gọi tắt là Nhật chủ, là Can tại Ngày sinh, đại diện cho chính Mệnh chủ. Mọi luận đoán liên quan tới Mệnh chủ chủ yếu xoay theo Thập Thần.
Mỗi Thập Thần đại diện cho một loại nhân tố trong cuộc sống của con người, bao gồm tài lộc, công danh, sự nghiệp, gia đình, quan hệ xã hội, tư duy, tính cách, sức khỏe và vận hạn. Nắm được sự ảnh hưởng của Thập Thần trong Tứ trụ của bạn sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về số mệnh, biết đón lành tránh dữ và định hướng cuộc đời.
Cách xác định Thập Thần
Thập Thần được xác định theo quan hệ sinh – khắc của ngũ hành (Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ) giữa Nhật chủ và các Thiên can khác trong lá số. Dưới đây là các nguyên tắc cơ bản:
- Tỉ Kiên (Tỉ) và Kiếp Tài (Kiếp): Cùng ngũ hành với Nhật chủ. Ví dụ Nhật chủ là Mộc thì Tỉ Kiên và Kiếp Tài đều là Mộc. Nếu cùng là Âm hoặc Dương như Nhật chủ, là Tỉ Kiên; nếu khác Âm Dương với Nhật chủ, là Kiếp Tài.
- Thực Thần (Thực) và Thương Quan (Thương): Được Nhật chủ sinh ra. Ví dụ Nhật chủ là Mộc thì Thực Thần và Thương Quan đều là Hỏa. Nếu cùng là Âm hoặc Dương như Nhật chủ, là Thực Thần; nếu khác Âm Dương với Nhật chủ, là Thương Quan.
- Chính Tài (C.Tài) và Thiên Tài (T.Tài): Bị Nhật chủ khắc chế. Ví dụ Nhật chủ là Mộc thì Chính Tài và Thiên Tài đều là Thổ. Nếu cùng là Âm hoặc Dương như Nhật chủ, là Thiên Tài; khác Âm Dương với Nhật chủ, là Chính Tài.
- Chính Quan (Quan) và Thiên Quan (Sát): Khắc chế Nhật chủ. Ví dụ Nhật chủ là Mộc thì Chính Quan và Thiên Quan đều là Kim. Cùng là Âm hoặc Dương như Nhật chủ, là Thiên Quan; khác Âm Dương với Nhật chủ, là Chính Quan.
- Chính Ấn (Ấn) và Thiên Ấn (T.Ấn): Ngũ hành sinh cho Nhật chủ. Ví dụ Nhật chủ là Mộc thì Chính Ấn và Thiên Ấn đều là Thổ. Nếu cùng là Âm hoặc Dương như Nhật chủ, là Thiên Ấn; nếu khác Âm Dương với Nhật chủ, là Chính Tài.

Với hình minh họa ở trên, bạn có thể dễ dàng hình dung các mối quan hệ sinh khắc giữa Thập Thần đối với Nhật chủ.
Bảng tra sẵn Thập Thần theo Thiên Can Nhật chủ
Thay vì tự xác định Thập Thần, bạn có thể tra Thập Thần theo bảng có sẵn dưới đây. Cột trái là Nhật chủ, – Thiên Can Nhật chủ. Hàng trên cùng là Thập Thần tương ứng với từng Nhật chủ.
Khi biết Nhật chủ là gì, bạn gióng sang các hàng bên phải để biết các Thập Thần trong Tứ trụ.

Ý nghĩa của từng Thập Thần trong Tứ trụ
Nhóm 1: Tỉ Kiên và Kiếp Tài – Tính cách, bản thân, bạn bè
- Tỷ Kiên (Tỉ): Đại diện cho sự tự chủ, quyết đoán, mạnh mẽ. Người có Tỷ Kiên vượng thường độc lập, thích cạnh tranh, có thể thành công trong lãnh đạo hoặc kinh doanh. Tuy nhiên, nếu quá nhiều có thể dẫn đến cứng đầu, bảo thủ.
- Kiếp Tài (Kiếp): Tượng trưng cho sự tiêu hao tài sản, cạnh tranh, đôi khi là lòng tham. Người có Kiếp Tài mạnh thường hào phóng, thích giúp đỡ người khác nhưng đôi khi dễ bị lợi dụng hoặc mất tiền bạc.
Nhóm 2: Thực Thần và Thương Quan – Sáng tạo, tư duy, biểu đạt
- Thực Thần (Thực): Đại diện cho sự sáng tạo, hưởng thụ, vui vẻ. Người có Thực Thần vượng thường lạc quan, thích nghệ thuật, nấu ăn, du lịch, ít bị áp lực cuộc sống.
- Thương Quan (Thương): Là sự phá cách, phản kháng, không muốn bị ràng buộc. Người có Thương Quan vượng thường thông minh, khéo léo nhưng đôi khi hay cãi cọ, dễ bị thị phi.
Nhóm 3: Chính Tài và Thiên Tài (cả hai đều được gọi là Tài tinh) – Tiền bạc, tài chính
- Chính Tài (C.Tài): Đại diện cho tài sản chính thống, thu nhập ổn định. Người có Chính Tài mạnh thường cẩn thận, chăm chỉ, có khả năng quản lý tiền bạc tốt.
- Thiên Tài (T.Tài): Tượng trưng cho tài lộc bất ngờ, đầu tư, kinh doanh. Người có Thiên Tài mạnh thường giỏi kiếm tiền, thích phiêu lưu, mạo hiểm nhưng dễ gặp rủi ro.
Nhóm 4: Chính Quan và Thiên Quan – Sự nghiệp, kỉ luật
- Chính Quan (Quan): Đại diện cho luật lệ, danh dự, trách nhiệm. Người có Chính Quan vượng thường có tố chất làm lãnh đạo, công chức, quân đội hoặc người có danh vọng trong xã hội.
- Thiên Quan (Sát) (hay còn gọi là Sát Thần): Tượng trưng cho sự cạnh tranh, thử thách, nguy hiểm. Người có Thiên Quan mạnh thường có ý chí kiên cường, thích đối đầu, có thể làm trong các lĩnh vực liên quan đến quân sự, cảnh sát, hoặc các công việc có tính rủi ro cao.
Nhóm 5: Chính Ấn và Thiên Ấn – Trí tuệ, học vấn, bảo trợ
- Chính Ấn (Ấn): Đại diện cho học thức, trí tuệ, công danh. Người có Chính Ấn mạnh thường ham học hỏi, có thể thành công trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu, y học.
- Thiên Ấn (T.Ấn): Tượng trưng cho sáng tạo, nghệ thuật, khả năng đặc biệt. Người có Thiên Ấn mạnh thường có trực giác nhạy bén, giỏi trong lĩnh vực sáng tạo nhưng đôi khi có xu hướng lập dị, không thích theo khuôn khổ.
Ứng dụng của Thập Thần trong luận mệnh
Thập Thần không chỉ giúp phân tích tính cách mà còn dự đoán vận mệnh, công việc, tình duyên, tài vận của một người.
Theo kinh nghiệm luận giải lâu năm của fengshuikiman, để có thể luận giải chính xác, ứng dụng Thập Thần tưởng đơn giản mà rất phức tạp trong rất nhiều trường hợp, một phần lớn là liên quan tới việc xác định Dụng thần, Hỉ thần, Kị thần trong Tứ trụ.
Ứng dụng của Thập Thần để luận đoán các mặt nêu trên cùng với vô số các chi tiết nhỏ khác nhau. Mỗi luận giải Tứ trụ trọn đời chi tiết bao gồm tất cả các mặt tính cách, lục thân, hôn nhân, con cái, tài vận, đất đai, nhà cửa… của Mệnh chủ được fengshuikiman luận giải có thể dài tới 90 trang đánh máy khi gặp trường hợp phức tạp.
Tuy nhiên, fengshuikiman có thể nêu một số ứng dụng quan trọng như sau:
- Nếu Chính Tài vượng mà được Nhật chủ ưa → người này có thể thành công trong kinh doanh hoặc làm công việc có thu nhập ổn định.
- Nếu Thương Quan vượng mà không có chế hóa → người này dễ phạm thị phi, hay cãi cọ, khó thành công trong công việc chính thống, bản chất ưa tự do, không thích bị ràng buộc, không những bất lợi trong công việc mà còn trong hôn nhân.
- Nếu Chính Quan vượng mà được Nhật chủ ưa → có khả năng làm lãnh đạo, quan chức, được cấp trên tin tưởng. Cấp cao thấp tùy thuộc vào Chính Quan tại ở vị trí nào, có bị hỗn tạp không, có bị hợp đi không…
- Nếu Kiếp Tài quá nhiều → dễ bị hao tài, gặp khó khăn trong tài chính vì Kiếp Tài chính là thần đoạt tài.
Tứ trụ là một bộ môn Huyền học luận đoán về Vận Mệnh con người một cách rất chính xác và vi diệu. Thập Thần là một phần quan trọng trong Tứ trụ, giúp giải mã các yếu tố ảnh hưởng đến vận mệnh con người. Tuy nhiên, khi luận đoán, cần kết hợp với Dụng Kỉ Kị thần, Thập nhị địa Chi và Nhân nguyên (các Can tàng ẩn trong Chi), để có cái nhìn chính xác và toàn diện hơn.
Hiểu được Thập Thần không chỉ giúp bạn khám phá bản thân mà còn có thể ứng dụng trong công việc, cuộc sống để đưa ra những quyết định phù hợp, tối ưu hóa vận mệnh và phát triển bản thân.
Biết trước con đường đang ở phía trước mình và định ra hướng nào là tốt, hướng nào là xấu đối với bạn, chắc chắn sẽ giúp bạn nắm trong tay con bài chiến thắng cuộc đời!
